Câu 3, trang 65, sgk Ngữ Văn 11

Trung bình: 4,07
Đánh giá: 14
Bạn đánh giá: Chưa

Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị), đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?


Tiếng khóc của tác giả.

- Xót thương trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Sông Cần Giuộc:  "cỏ cây mấy dặm sầu giăng"

+ Chợ Trường Bình: "già trẻ hai hàng lụy nhỏ"

- Cảm thông, chia sẻ với người thân của các nghĩa sĩ

+ Đau đớn: "mẹ già ngồi khóc trẻ"

+ Não nùng: "vợ yếu chạy tìm chồng... dật dờ trước ngõ"

- Thái độ thán phục và tự hào của tác giả trước lối sống cao cả của người nghĩa sĩ: “thác mà trả ....... ai cũng mộ”.

- Ngợi ca công đức của người nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc ...... đền công đó”.

Người nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh thân mình cho đất nước, đó là nỗi mất  mát lớn lao, nhưng tiếng khóc tác giả không hề bi lụy. Bởi lẽ, sự hi sinh đó rất đáng tự hào, cái chết của học xứng đáng với câu" Chết vinh còn hơn sống nhục". Học đã chiến đấu và hi sinh vì lòng căm thù giặc và vì tình yêu nước. Sự hi sinh của họ là tấm gương sáng cho người đời sau noi theo.