Câu 3, trang 93, sgk Ngữ Văn 11

Trung bình: 4,20
Đánh giá: 20
Bạn đánh giá: Chưa

Vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu


Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.

a. Nguồn gốc xuất thân 

- “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”

- Chỉ biết ruộng trâu, cày cấy, ...

- Chưa biết cung ngựa, tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ.

→ Từ ngữ gợi tả + liệt kê: tác giả cho ta thấy cuộc đời của những nghĩa sĩ là những người nông dân thuần túy: cực khổ, lam lũ, chất phác, cần cù, gắn bó với làng quê thanh bình.

b. Những chuyển biến tư tưởng 

- “Tiếng phong hạc ......... mưa”: Sợ sệt, lo lắng, căng thẳng, trông chờ vào triều đình rồi thất vọng khi bị bỏ rơi.

- “Mùi tinh chiến vấy vá ..... nhà nông ghét cỏ”: căm ghét

- “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”: lòng căm thù giặc cao độ.

- “Một mối xa thư....há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt ....  đâu dung lũ treo dê, bán chó”: nhận thức, ý thức được trách nhiệm bản thân với đất nước

- “Ra sức đoạn kình; dốc tay bộ hổ”: hành động tự nguyện diệt giặc.

ð Từ những người nông dân thuần túy họ trở thành những anh hùng, có ý thức trách nhiệm, đứng lên đánh giặc cứu nước.

c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của các nghĩa sĩ 

- Trang bị: manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay → vũ khí thô sơ, đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

- Khi ra trận:

+ “...đốt xong  nhà dạy đạo kia, .... chém rớt đầu quan hai nọ”
+ “....đạp rào lướt tới....xô của xông vào liều mình như chẳng có”
+ “Kẻ đâm ngang, người chém ngược .....; bọ hè trước, lũ ó sau....”

→ Động từ mạnh + từ chéo+ ngắt nhịp câu ngắn gọn + giọng điệu khẩn trương: Tác giả dựng nên bức tranh công đồn chân thực, hào hùng, làm sống dậy khí thế xông trận ồ ạt như vũ bão của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.