Câu 4, trang 67, sgk Ngữ Văn 11

Trung bình: 4,34
Đánh giá: 32
Bạn đánh giá: Chưa

Dựa vào chú thích đã học, phân tích tính hàm súc, thâm thúy của những điển cố ở các câu thơ trích từ Truyện Kiều

- Ba thu

- Chín chữ

- Liễu Chương Đài

- Mắt xanh


Các điển cố trong bài:

- “Ba thu”: “Kinh Thi” có câu: “Nhất nhật bất kiến tam thu hề” (Một ngày không thấy tựa như ba năm) →Kim Trọng tương tư Thúy Kiều một ngày không gặp cảm giác như ba năm.

- “Chín chữ”: “Kinh Thi” kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ với con cái.

+ sinh
+ cúc (nâng đỡ)
+ phủ (vuốt ve)
+ súc (cho bú mớm)
+ trưởng (nuôi lớn)
+ dục (dạy dỗ)
+ cố (trông nom)
+ phục (khuyên răn)
+ phúc (che chở)

→Thúy Kiều nghĩ đến công lao cha mẹ đối với bản thân mình khi sống nơi đất khách quê người chưa bao đáp được.

- “Liễu Chương Đài”: gợi chuyện ngày xưa có người đi làm quan xa, viết thư về hỏi thăm vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi”→Thúy Kiều tưởng tượng khi Kim Trọng trở về mình đã thuộc về người khác.

- “Mắt xanh”: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì mắt xanh, không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng→Từ Hải biết Thúy Kiều ở chốn lầu xanh nhưng không  tầm thường → Sự kính trọng của Từ Hải đối với Kiều.