Câu hỏi thảo luận trang 52, SGK Địa lí 12.

Trung bình: 4,37
Đánh giá: 38
Bạn đánh giá: Chưa

Dựa vào hình 12 và các kiến thức đã học, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình, khí hậu?


Hướng dẫn: Học sinh có thể sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7 hoặc trang 13 và 14.

Lời giải: Lập bảng đặc điểm địa hình và khí hậu của các miền tự nhiên.

Tên miền

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã                           Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam
Địa hình

- Hướng núi là hướng vòn cung, gồm 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.

- Đồi núi thấp chiếm ưu thế với độ cao trung bình 600m.

- Hướng nghiêng: Tây Bắc - Đông Nam.

- Nhiều địa hình đá vôi.

- Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, có nhiều vịnh, đảo và quần đảo.

- Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế. độ dốc lớn.

- Hướng núi và hướng nghiêng: Tây Bắc - Đông Nam.

- Địa hình có nhiều sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng ở giữa.

- Đồng bằng thu nhỏ, chuyển từ đồng băng châ thổ sang đồng bằng ve biển.

- Có nhiều cồn cát và bãi tắm đẹp.

- Khối núi cổ Komtum, các núi, sơn nguyên và cao nguyên.

- Hướng vòng cung. Sườn Đông dốc mạnh, sường tây thoải.

- Đồng bằng phía Đông nhỏ hẹp bị chia cắt. Đồng bằng Nam Bộ mở rộng.

- Có nhiều vũng, vịnh.

Khí hậu

- Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

- Chị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh, ít mưa.

- Thời tiết biến động thất thường và có bão.

-  Gió mùa đông bắc bị suy yếu và biến tính.

- Tây Bắc có đủ 3 đai cao.

- Có hiện tượng phơn khô nóng. Có nhiều bão.

- Bắc Trung Bộ có mưa thu đông.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

- DH Nam Trung Bộ có mưa thu đông.

- Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa mùa hạ.