Câu 1, trang 77, phần phương pháp, sgk Ngữ Văn 11

Trung bình: 4,19
Đánh giá: 27
Bạn đánh giá: Chưa

Lập bảng tổng kết


STT

Tác giả

Tác phẩm

Nội dung & nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

“Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự”)

- Phản ánh quyền lực to lớn của chúa Trịnh Sâm; cuộc sống xa hoa , hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền uy của tác giả

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, lựa chọn được những chi tiết đặc sắc. Kết hợp thơ và văn xuôi làm tăng chất trữ tình của tác phẩm

2

Hồ Xuân Hương

“Tự tìnhII”

- Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch; vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le vừa khao khát được sống hạnh phúc.

- Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

3

Nguyễn Khuyến

“Câu cá mùa thu” (“Thu điếu”)

- Vẻ đẹp bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.

- Bút pháp thủy mặc Đường thi. Vận dụng tài tình nghê thuật đối.

4

Trần Tế Xương

“Thương vợ”

- Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và cách nhìn nhận người phụ nữ của Tú Xương.

- Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn học dân gian. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.

5

Nguyễn Công Trứ

“Bài ca ngất ngưởng”

- Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng; bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách  về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

- Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng khoáng, thoát ra khuôn khổ của tác giả.

6

Cao Bá Quát

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (“Sa hành đoản ca”)

- Khúc bi ca đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi đường.

- Sử dụng thể thơ cổ, hình ảnh có tính biểu tượng. Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích.

7

Nguyễn Đình Chiểu

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

- Vẻ đẹp bi tráng của người nông dân. Lần đầu tiên trong văn học VN, người nông dân ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ

- Chất trữ tình , thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu. Ngôn ngữ vừa trang trọng, vừa dân dã, đậm đà sắc thái Nam Bộ .

8

Ngô Thì Nhậm

“Chiếu cầu hiền”

 

- Bài chiếu thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho đất nước.

- Cách nói sùng cổ của thi pháp VHTĐ. Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phúc cả về lí và tình.