Câu 2, trang 76, sgk Ngữ Văn 11

Trung bình: 4,15
Đánh giá: 20
Bạn đánh giá: Chưa

Nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX?


Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX, xuất hiện thành trào lưu nhân đạo vì : tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp tập trung vào vấn đề con người.

 - Biểu hiện của nội dung nhân đạo:

 + Sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người

 + Khẳng định, đề cao nhân phẩm, tài năng, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

 + Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

Vấn đề cơ bản của nội dung nhân đạo, hướng vào quyền sống con người (con người trần thế) qua Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, ý thức về cá nhân đậm nét (ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân), khẳng định con người cá nhân qua các tác phẩm như : Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du ; Tự tình của Hồ Xuân Hương ; Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

- Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu :

 +  Truyện Kiều (Nguyễn Du): đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân.

Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm, nhà thơ muốn đặt ra và chống lại định mệnh.

 + Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn): con người cá nhân được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ, hạnh phúc chóng phai tàndo chiến tranh. + Thơ Hồ Xuân Hương : đó là con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, dám nói lên một cánh thẳng thắn  những ước mơ của người phụ nữ bằng cách nói ngang với một cá tính mạnh mẽ.

 + Truyện Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu) : con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo nho giáo.

 + Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) : con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ.

 + Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) : con người cá nhân trong vẻ đẹp của bức tranh mùa thu đượm buồn.

 + Thơ Tú Xương : tự cười để khẳng định mình, trân trọng ngợi ca vợ mình,