Câu 2, trang 99, sgk Ngữ Văn 12

Trung bình: 4,36
Đánh giá: 42
Bạn đánh giá: Chưa

Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?


Con đường cách mạng – con đường thơ.

 Các chặng đường thơ của TH gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng của dân tộc, đồng thời thể hiện sự vận động về tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

1. Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946)

 Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

- Nội dung:

+ Thể hiện niềm hân hoan và sự rộng mở của tâm hồn tuổi trẻ đã tìm tháy ánh sáng lí tưởng Cộng sản và những lẽ sống của thanh niên, quyết tâm hi sinh, phấn đấu cho lí tưởng ấy.
+ Thể hiện chất lãng mạn, trong trẻo, nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình mới (cái tôi gắn với cộng đồng dân tộc).

2. Tập thơ “Việt Bắc” (1946 -  1954).

 Là bước chuyển biến từ cái tôi trữ tình hướng đến qần chúng cách mạng, mang tính sử thi.

 Nội dung: Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi của dân tộc, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.

3. Tập thơ “ Gió lộng” (1955 – 1961)

 Nội dung: Thể hiện sự tự hào, tin tưởng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, tình cảm với miền Nam ruột thịt, thể hiện ý chí thống nhấ nước nhà.Tập thơ phơi phới tinh thần lãng mạn cách mạng.

4. Tập thơ: “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)

 Nội dung: Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, là khúc ca ra trận, cổ vũ, động viên cuộc chiến đấu của dân tộc , là niềm tự hào, niềm tin tất thắng của Tổ quốc.

5. Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999)

 Nội dung : Thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân. Giọng thơ trầm lắng, suy tư, triết lí.