Câu hỏi nâng cao, bài 9 Địa lí 12
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, 13 và 14 hãy phân tích tác động của dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu nước ta.
Tác động của dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu của nước ta.
a. Sự phân hóa khí hâu theo độ cao.
* Phân hóa về chế độ nhiệt: Thể hiện qua các trạm khí hậu Đà Lạt (ở độ cao 1.000 - 1.500m) và Nha Trang (ở độ cao 0 - 50m).
- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 180C, Nha trang là 26C, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 địa điểm là 80C. Nguyên nhân: do Đà Lạt cao hơn nhiều so với Nha Trang.
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Đà Lạt là 200C, Nha Trang là 290C, chênh lệch nhau 90C.
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Đà Lạt là 150C, Nha Trang là 240C, chênh lệch nhau 90C.
Như vậy, tuy nằm ở vĩ độ tương đương nhau nhưng nền nhiệt của Đà Lạt lại thấp hơn nhiều so với Nha Trang
=> Giải thích: Do Đà Lạt nằm ở độ cao lớn hơn Nha Trang, theo quy luật đai cao cứ lên 100 m nhiệt đô giảm 0,60C.
* Phân hóa về chế độ mưa:
- Những nơi cao, đóng nhiều loại gió thổi từ biển vào thì lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Linh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.
- Những nơi thấp, khuất gió thì lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng sông B lượng mưa chỉ từ 800 - 1600mm/năm hoặc thấp hơn.
b. Phân hóa theo hướng sườn.
* Về chế độ nhiệt: Vào mùa hạ, do nằm khuất gió nên DH Miền Trung, đặ biệt là Bắc Trung Bộ chịu tác động của hiệu ứng Phơn rõ rệt, nền nhiệt độ lên cao.
* Về chế độ mưa.
- Tổng lượng mưa:
+ Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều như Bắc Trung bộ và Tây nguyên.
+ Những nơi có địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như vùng cực Nam Trung Bộ.
- Thời gian mưa:
+ Duyên hải miền Trung có mưa vào thu đông, mùa hạ mưa ít và nóng: Đồng Hới có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Đà Nẵng có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII; Nha Trang có mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng I đến tháng VIII;
=> Giải thích: Vào mùa hạ, vùng DH miền Trung nằm khuất gió mùa Tây Nam, đường bờ biển song song với hướng gió Nam, Đông Nam nên chịu tác động của gió phơn khô nóng. Vào mùa đông, do nằm ở sường đóng gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên có lượng mưa nhiều.
+ Tây Nguyên có mưa mùa hạ, mùa khô rõ rệt vào mùa đông: Đà Lạt có mùa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III.
=> Nguyên nhân: Vào mùa hạ Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió tây Nam từ biển thổi vào nên mưa nhiều. Mùa đông, Tây Nguyên nằm ở vị trí khuất gió Đông Bắc nên có lượng mưa ít.
c. Sự phân hóa Đông - Tây.
Biểu hiện gần như trùng với sự phân hó theo độ cao vì đặc điểm là dãy núi Trường Sơn có địa hình cao ở phía Tây, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Như vậy, địa hình dãy Trường Sơn làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao và theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nhất là ở khu vực miền Trung.