Câu 3 trang 35, SGK Địa lí 12.

Trung bình: 4,23
Đánh giá: 43
Bạn đánh giá: Chưa

Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?


Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

a. Khu vực đồi núi.

* Thuận lợi:

- Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.

- Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.

- Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…

- Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.

- Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…

* Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.

b. Khu vực đồng bằng.

* Thế mạnh:

- Là nơi có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.

- Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

- Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.

* Hạn chế: bão, lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.