Bài 31. Mắt
Hướng dẫn giải bài tập, trả lời câu hỏi Bài 31. Mắt SGK Vật Lý lớp 11
I. Cấu tạo quang học của mắt
Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh. Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cở vòng đỡ nó
+Giác mạc: Màng cứng, trong suốt
+Thủy dịch: Chất lỏng trong suốt
+Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ để điều chỉnh chùm sáng đi vào mắt
+Con người: có đường kính thay đổi tùy theo cường độ sáng
+Thể thủy tinh: Khối chất đặc trong suốt có hình dạng hai mặt lồi
+Dịch thủy tinh: chất keo loãng
+Màng lưới (võng mạc): Lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác.
II. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận.
1. Sự điều tiết
Sự thay đổi độ cong của các mặt thể thủy tinh (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật hiện rõ trên màng lưới được gọi là sự điều tiết của mắt
+Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax, Dmin).
+Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin, Dmax).
2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận
+Cv: là điểm xa nhất mà mắt nhìn rõ khi không điều tiết.
+Cc: là điểm gần nhất mà mắt nhìn rõ khi điều tiết tối đa
+Khoảng nhìn rõ của mắt: là khoảng cách từ Cc đến Cv
III. Năng suất phân li của mắt
Là góc trông nhỏ nhất mà ta có thể phân biệt được 2 điểm A và B:
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục
1. Mắt cận
+Khi không điều tiết: fmax<OV
+Đặc điểm:
+Cách khắc phục:
2. Mắt viễn
+Khi không điều tiết: fmax>OV
+Đặc điểm:
+Cách khắc phục: đeo TKHT có f thích hợp để nhìn rõ vật ở cách mắt Đ=25 cm
3. Mắt lão
+Khi không điều tiết: fmax=OV
+Đặc điểm:
+Cách khắc phục: Đeo TKHT thích hợp.