Bài 2 trang 208 SGK Vật lý 11

Trung bình: 4,33
Đánh giá: 3
Bạn đánh giá: Chưa

Kính lúp có cấu tạo như thế nào ?


Cấu tạo của kính lúp

Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).

Sự tạo ảnh qua kính lúp

Qua thấu kính hội tụ để thu được hình ảnh có tính chất như vật thì cần đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một hình ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật đó.

Để có thể thỏa mãn được ảnh ảo và lớn hơn vật thì khi sử dụng kính lúp bạn cần điều chỉnh khoảng cách từ kính đến vật để cho ra hình ảnh sắc nét nhất. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.

Để quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt thì nên thực hiện cách ngắm chừng ở điểm cực viễn để mắt không bị mỏi. Tại sao lại như thế? Với mắt không bị tật thì điểm cực viễn sẽ là ở vô cực khi quan sát vật đặt ở điểm cực viễn thì mắt sẽ không phải điều tiết gì nên không bị mỏi mắt. Lúc này thì độ tụ của thủy tinh thể nhỏ nhất, tiêu cự của nó lớn nhất và tiêu điểm của nó nằm đúng trên võng mạc.